Bs Nguyễn Dư Tuy
Liên hệ: Bs Nguyễn Dư Tuy ĐT/ Zalo/ Viber/SMS theo số 0989.745.077 ( Hãy gửi hình ảnh tổn thương để được tư vấn)
31/08/2023 - 11:28 AMAdmin 1213 Lượt xem

Điều cần biết về mụn nhọt áp xe

Mỗi cái mụn nhọt hoặc một áp xe da đều là biểu hiện của nhiễm trùng khu trú sâu trong da. Đa phần bệnh có thể được theo dõi và tự khỏi nhưng chớ nên chủ quan vì những biến chứng có thể xảy ra.

Phân biệt mụn nhọt và áp xe da

Mụn nhọt

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông sau đó tổn thương viêm lan rộng ra xung quanh. Các tổn thương to dần lên trong 2 – 4 ngày.

Các loại mụn nhọt thường gặp
  • Nhọt cụm hay nhọt chùm : Ðây là một áp xe trong da do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Nó có thể có một hoặc nhiều lổ trên bề mặt da và có thể đi kèm với sốt hoặc lạnh run.
  • Mụn bọc : Ðây là một loại áp xe được hình thành khi các ống tuyến bã bị bít tắc và nhiễm trùng. Mụn bọc thường gặp nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
  • Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ : Ðây là một bệnh mà có nhiều ổ áp xe hình thành ở nách và vùng bẹn. Những vùng này là kết quả của viêm khu trú các tuyến mồ hôi.
  • U nang lông : Ðây là một kiểu áp xe xuất hiện ở nếp gấp của mông. Nó thường hình thành sau một chuyến đi dài mà phải ngồi.
Nguyên nhân gây ra mụn nhọt
  • Vài loại nhọt có thể do lông đang phát triển bên trong.
  • Mụn có thể hình thành như là hậu quả của mảnh vụn hoặc vật lạ khác bám ở da.
  • Mụn do các tuyến mồ hôi bị tắc trở nên nhiễm trùng.
Những trường hợp có nguy cơ mắc mụn nhọt

Ai cũng có thể bị mụn nhọt, tuy nhiên những người có những bệnh nhất định có nhiều khả năng xuất hiện mụn nhọt hơn những người bình thường. Trong số số phải kể đến căn bệnh tiểu đường, suy thận, các bệnh đi kèm với tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch bình thường có thể làm tăng khả năng xuất hiện nhọt.

Áp xe da

Áp xe da là một khoang chứa đầy mủ (hoại thư hoặc nhiễm khuẩn). Chúng bao gồm bạch cầu, vi khuẩn và mô chết. 

Những vị trí bị áp xe thường gặp

Áp xe da có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên da, nhưng thường hay xuất hiện vị trí cẳng tay, phần dưới của cột sống hoặc xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn. Áp xe thường biểu hiện một khối sưng, nóng, đỏ và đau.

Nguyên nhân gây ra áp xe
Bất kỳ sự phá vỡ tính nguyên vẹn nào của da như là một vết cắt hoặc trầy xướt cũng có thể tiến triển thành một áp xe nếu nơi đó bị nhiễm trùng.

Hầu hết các ổ áp xe nhỏ, như những ổ hình thành quanh chân lông, tự dẫn lưu khi ngâm ấm.

Cuối cùng, phẫu thuật có thể cần thiết, đặc biệt ở các u nang lông tái phát, nhưng cũng cho viêm tuyến mồ hôi mưng mủ. Ðối với các u nang lông, việc mỗ lấy bỏ bao nang là quan trọng.

Thủ thuật này thường được thực hiện ở phòng mổ. Ðối với viêm tuyến mồ hôi mưng mủ diện rộng có thể cần sữa chữa bằng phẫu thuật tạo hình.

Nhọt, áp xe ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

  • Một số trường hợp vi khuẩn có thể đi vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, tràn mủ màng phổi, màng tim, sốc nhiễm khuẩn... nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
  • Nhiều trường hợp trẻ không chỉ bị 1 nhọt mà nhiều nhọt, nếu nhiều nhọt hợp lại thành đám gọi là cụm nhọt. Nhọt lớn có thể được gọi là abcess.
  • Vị trí thường gặp của nhọt là: Mặt, cổ, nách, vai, mông...
  • Nguyên nhân gây ra nhọt là do nhiễm vi khuẩn ngoài da. Thường gặp là do liên cầu và tụ cầu vàng...

Điều trị trẻ bị nhọt, áp xe theo Y học hiện đại như thế nào? 

Điều trị nhọt áp xe ở trẻ em hiện nay theo Y học hiện bao gồm một số phương pháp sau:

  1. Kháng sinh: Trong những trường hợp nhọt lan rộng, có sốt, nhọt to và đau nhiều, kháng sinh thường được chỉ định để đối phó với nhiễm trùng. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá mức độ và lựa chọn kháng sinh hợp lý. Quan trọng là uống đủ liều và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng tái phát và kháng thuốc.

  2. Chích rạch và dẫn lưu: Trong một số trường hợp, chỉ sử dụng kháng sinh không đủ hiệu quả. Bác sĩ có thể chỉ định chích rạch nhọt để dẫn lưu mủ ra khỏi cơ thể. Trẻ cần được nhập viện để thực hiện thủ thuật này. Trong quá trình làm thủ thuật, trẻ sẽ được giảm đau và bác sĩ sẽ chích rạch nhọt, lấy mủ và vệ sinh sạch. Sau đó, nhọt sẽ được băng bó lại. Sau thủ thuật, trẻ cần nằm viện và được theo dõi trong vài ngày, đồng thời sử dụng kháng sinh qua đường tĩnh mạch.

  3. Giữ băng nhọt khô sạch: Quá trình chăm sóc nhọt cũng rất quan trọng. Các điều dưỡng viên sẽ kiểm tra và thay băng nhọt hàng ngày để đảm bảo vệ sinh tốt. Việc giữ băng nhọt khô sạch sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp da hồi phục nhanh chóng.

Ngoài ra, trong những trường hợp nặng hơn như nhiễm khuẩn máu nghiêm trọng, sốc nhiễm trùng, viêm màng phổi hoặc viêm màng tim, trẻ cần được nhập viện ngay lập tức để điều trị tích cực tại khoa hồi sức của bệnh viện.

Cáo dán Đông y gia truyền chuyên điều trị mụn nhọt, áp xe,mụn đinh độc hiệu quả an toàn  

Thuốc trị lở loét hoại tử da

Cao dán Đông y gia đình Bs Tuy có:

Thành phần kháng sinh tự nhiên được chiết xuất từ thảo dược, khi dán cao bệnh nhân có cảm giác mát dịu  ( Không gây cảm giác nóng như các loại cao dán khác) Cao dán sẽ tiêu diệt các vi khuẩn đã xâm nhập vào vị trí tổn thương, ngoài ra có tác dụng ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào vị trí tổn thương.

Cơ chế tác dụng Cao dán Đông y gia đình Bs Tuy.

Cao dán có tác dụng dãn mạch, kích thích vị trí được dán cao tập trung Bạch cầu, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn đã xâm nhập, sinh sôi ở vị trí tổn thương đồng thời tiêu diệt vi khuẩn bắt đầu xâm nhậpCao dán kích thích cơ thể tại chỗ tổn thương tăng cường tưới máu để cung cấp Oxy, chất dinh dưỡng...  để làm tổn thương mau lành, vì vậy việc điều trị các vết Bỏng, lở loét ngoài da, vết mổ không liền, mụn nhọt, áp xe bằng Cao dán luôn đạt được hiệu quả tốt.

Không chỉ vậy, Cao dán Đông y còn có tác dụng sinh cơ, tái tạo tổ chức da trong việc lấp đầy miệng vết lở loét, vết thương hở, vết bỏng...  

Để phòng ngừa bệnh áp xe ở trẻ em bị tiến triển nặng, cần tuân thủ một số nguyên tắc vệ sinh và giữ sạch sẽ:

  1. Rửa tay thường xuyên: Trẻ em cần được hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với bất kỳ vật dụng nào có thể có mầm bệnh.

  2. Khuyến khích mọi người trong gia đình rửa tay thường xuyên: Đặc biệt là trong trường hợp có người trong gia đình bị áp xe da, cần lưu ý đặc biệt để ngăn chặn vi khuẩn lây lan.

  3. Sử dụng khăn tắm và đồ dùng vệ sinh riêng cho bé: Đảm bảo bé có đồ dùng cá nhân riêng và không chia sẻ với người khác để tránh lây nhiễm.

  4. Không sử dụng bất kỳ thiết bị chung nào cho đến khi áp xe da được điều trị hoàn toàn: Đồ chơi, công cụ chăm sóc cá nhân của trẻ em nên được cất riêng và chỉ sử dụng cho riêng bé để tránh vi khuẩn lây lan.

  5. Cha mẹ không nên tự mình nặn mủ ra khỏi ổ áp xe: Việc tự nặn áp xe da có thể gây nhiễm trùng và lây lan vi khuẩn sang các vùng da khác. Nên để bác sĩ hướng dẫn và điều trị hoặc sử dụng các sản phẩm y tế đặc trị.

  6. Vứt bỏ khăn giấy ngay sau khi lau dịch mủ: Để tránh vi khuẩn lây lan, cần vứt bỏ ngay các khăn giấy, vật dụng sử dụng để lau dịch mủ và không tái sử dụng.  

Phòng ngừa bệnh áp xe ở trẻ em là một quá trình tuân thủ các biện pháp vệ sinh và giữ sạch sẽ. Việc tạo ra một môi trường sạch sẽ và ngăn chặn vi khuẩn lây lan là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh áp xe da ở trẻ em. 

Cách điều trị mụn nhọt áp xe an toàn cho trẻ nhỏ không sử dụng kháng sinh hay chích rạch

Bs Tuy chia sẻ quá trình điều trị mụn nhọt cho trẻ nhỏ bằng Cao dán gia truyền. Với phương pháp điều trị áp xe này, trẻ nhỏ không cần phải sử dụng thuốc KHÁNG SINH hay chịu đau đớn khi PHẪU THUẬT chích mủ áp xe

1. Trường hợp cháu bé bị áp xe mụn nhọt vùng đầu 

Cháu bé 1,5 tuổi xuất hiện nốt đỏ vùng đầu bên phải, cách đỉnh tai lên khoảng 2 cm, sau đó tổn thương lan rộng và sưng tấy kèm theo sốt nhẹ. Mẹ cháu bé biết đến Cao dán do chị họ giới thiệu vì trước đó đã sử dụng Cao dán điều trị mụn nhọt cho con gái.
Mẹ cháu bé đã liên hệ Bs Tuy qua Zalo theo sđt 0989.745.077 và gửi hình ảnh tổn thương để được tư vấn và lựa chọn Cao dán cho phù hợp.
Quá trình điều trị tổn thương xẹp dần và khỏi sau vài ngày điều trị, điều đặc biệt trong quá trình điều trị cháu bé không phải sử dụng kháng sinh.
 
HÌNH ẢNH ZALO TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ
Thuốc bôi mụn nhọt cho trẻ
 
Hội thoại Zalo mẹ cháu bé gửi hình ảnh tổn thương qua Zalo để được tư vấn lựa chọn Cao dán cho phù hợp
Cách chữa mụn nhọt sưng to
 
Mẹ cháu chia sẻ đã đưa cháu đi khám viện Nhi TW, bs có chỉ định cho nhập viện để điều trị, nhưng do bệnh nhân quá đông không còn giường nằm, thường phải nằm ghép do đó mẹ cháu cho về điều trị tại nhà.
Cách chữa nhọt ở đầu
 
Hội thoại Zalo Bs Tuy tư vấn điều trị bằng Cao dán.
Bé bị mụn nhọt ở mông
 
Hình ảnh mẹ cháu bé dán cao điều trị 
Nổi mụn trên đầu ở trẻ
 
Hình ảnh tiến triển sau 2 ngày điều trị Cao dán.
Bé nổi mụn mủ trên mặt
 
Hội thoại Zalo mẹ cháu bé thông tin tổn thương đỡ sưng nề
Trẻ bị mụn nhọt trên đầu
 
Hình ảnh khỏi hoàn toàn. Sau khi khỏi mẹ cháu bé chia sẻ biết đến Cao dán do người chị họ giới thiệu
Bị mụn nhọt đắp lá gì
 
Nguyên nhân trẻ mọc mụn ở đầu   

Tóm tắt quá trình điều trị mụn áp xe vùng đầu cho cháu bé.

- Cháu bé bị nhọt vùng đầu, mẹ cháu bé cho đi khám bệnh viện Nhi TW và có chỉ nhập viện để điều trị, do bệnh viện quá tải, mẹ cháu cho về nhà tìm phương pháp khác điều trị. Mẹ cháu được người chị họ giới thiệu Cao dán điều trị mụn nhọt và đã liên hệ Bs Tuy qua Zalo, gửi hình ảnh tổn thương để được tư vấn và lựa chọn Cao dán cho phù hợp.
Quá trình điều trị nhọt vùng đầu xẹp dần và sau 10 ngày điều trị đã khỏi hoàn toàn. Điều đặc biệt khi điều trị bằng Cao dán, cháu bé không phải sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị.
- Nếu cháu bé nhập viện thì thế nào?
+ Bệnh viện đông đúc ảnh hưởng sức khoẻ của cả mẹ và cháu bé.
+ Y học hiện đại sẽ điều trị kháng sinh, chống viêm, giảm đau sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của cháu bé cũng như quá trình phát triển của cháu. Đặc biệt kháng sinh sẽ gây loạn khuẩn làm cháu sẽ bị đi tiêu chảy...
+ Có thể mụn đó sẽ to ra có nhiều dịch mủ sẽ phải chích rạch tháo mủ dẫn đến đau đớn cho cháu bé... 
  

2. Trường hợp bé 10 tháng bị ap-xe vùng xương hàm mặt

Tóm tắt quá trình bệnh.

- Cháu bé 10 tháng tuổi bị áp xe góc hàm trái, kích thước khối áp xe trên siêu âm 2,4x 1,6cm. Bác sỹ khám cho dùng thuốc và khuyến cáo chích rạch ổ áp xe.
- Do bé còn ít tuổi mẹ cháu bé lo lắng khi chích rạch, bé không chịu đựng được và đã tìm hiểu biết được Cao dán gia truyền gia đình Bs Tuy điều trị áp xe.
- Sau khi gửi hình ảnh tổn thương, được sự tư vấn của Bs Tuy, mẹ cháu bé đã quyết định điều trị bằng Cao dán.
Sau hơn 10 ngày điều trị bằng Cao dán cháu bé đã khỏi hoàn toàn. 
 

3. Trường hợp cháu bé sơ sinh được điều trị ap-xe mông bằng Cao dán vết thương Đông y đã khỏi hoàn toàn mà không cần chích rạch hay sử dụng kháng sinh 

Mời quý vị theo dõi trường hợp cháu bé bị áp xe vùng gần hậu môn được điều trị bằng Cao dán Đông y. Dưới đây là toàn bộ quá trình điều trị của bé

dieu-tri-ap-xe-hau-mon-bang-cao-dan-dong-y dieu-tri-ap-xe-hau-mon-bang-cao-dan-dong-y

Cháu bé bị áp xe hậu môn sử dụng cao dán đông y gia truyền. 

Mẹ cháu biết đến Cao dán Đông y gia truyền trị áp xe hậu môn cho trẻ nhỏ qua kênh Youtube, ngày 22/11/2016 mẹ cháu liên hệ với Bs Tuy xin được tư vấn điều trị.

 dieu-tri-ap-xe-hau-mon-bang-cao-dan-dong-y

 

 Sau khi gửi hình ảnh tổn thương và được tư vấn mẹ cháu quyết định điều trị bằng Cao dán gia truyền. Trong quá trình điều trị Bs Tuy khuyến cáo không sử dụng bất cứ 1 loại kháng sinh và các thuốc chống viêm...

Hiệu quả sau khi sử dụng Cao dán Đông y điều trị viêm, áp xe hậu môn cho trẻ nhỏ

dieu-tri-ap-xe-hau-mon-bang-cao-dan-dong-ydieu-tri-ap-xe-hau-mon-bang-cao-dan-dong-y

Kết quả sau khi sử dụng cao dán Đông y điều trị áp xe hậu môn 

 Sau 10 ngày điều trị cháu hết sưng đau. Hình ảnh trên ngày 12/03/2017 mẹ cháu chụp lại hình ảnh tổn thương gửi Bs Tuy tư vấn tiếp theo ( Trong quá trình điều trị gia đình cháu thường xuyên tương tác với Bs để được tư vấn)

Mẹ cháu có thắc mắc sau khi khỏi vùng tổn thương hơi cứng và được Bs Tuy giải thích sau 2-3 tuần chỗ đó sẽ mềm ra. 

Ngày 15/12/2016 Bs Tuy có hỏi thăm tình hình tổn thương được mẹ cháu thông tin lại chỗ đó mềm ra hoàn toàn.

dieu-tri-ap-xe-hau-mon-bang-cao-dan-dong-ydieu-tri-ap-xe-hau-mon-bang-cao-dan-dong-y 

 

dieu-tri-ap-xe-hau-mon-bang-cao-dan-dong-yĐể hiểu hơn về quá trình điều trị áp xe hậu môn bằng cao dán Đông y của cháu bé tại Hải Dương, mời quý vị theo dõi video trên.

  

 

 Điều trị áp xe hậu môn bằng kháng sinh  

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Gửi ngay
Mọi thông tin về dịch vụ,nhu cầu tư vấn quý khách vui lòng liên hệ

Bs Nguyễn Dư Tuy
Giấy phép số: 406/ HY- GPHĐ. Đ/c: Căn 48- Thủy Nguyên - Khu đô thị Ecopark-Văn Giang- Hưng Yên (Gần trường Quốc tế Edison) Thời gian làm việc: Sáng 8h-12h. Chiều 13h-16h( Nghỉ chiều thứ 7 và ngày Chủ nhật)
Điện thoại: Zalo: 0989.745.077
Email: caodanvetthuong@gmail.com

Tin liên quan

Bài viết mới

Bài đọc nhiều



Bs Nguyễn Dư Tuy
Giấy phép số: 406/ HY- GPHĐ. Đ/c: Căn 48- Thủy Nguyên - Khu đô thị Ecopark-Văn Giang- Hưng Yên (Gần trường Quốc tế Edison) Thời gian làm việc: Sáng 8h-12h. Chiều 13h-16h( Nghỉ chiều thứ 7 và ngày Chủ nhật)
Điện thoại: Zalo: 0989.745.077
Hotline: 0989.745.077
Email: caodanvetthuong@gmail.com
Website: caodanvetthuong.vn
Thiết kế bởi: Hpsoft.vn
Hotline: 0989.745.077
zalo icon messenger icon zalo icon